Độ tuổi và sức khoẻ của người lái xe được quy định như thế nào?13>

Điều 60 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi của người lái xe như sau:
1. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
2. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
3. Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
4. Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
5. Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
6. Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Tiêu chuẩn về sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe thực hiện theo quy định của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.
Tin liên quan
- Khi bị làm mất giấy phép lái xe có cần phải thi lại hay không?
- Quy định nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên E cần điều kiện gì?
- Thủ tục cấp giấy phép lái xe cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nên học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 hay B2?
- Học Bằng Lái Xe B1 Cần Điều Kiện Gì Và Thời Hạn Của Bằng Lái Xe B1?
- Quy định mới nhất về lệ phí đăng ký, sang tên, cấp biển số xe
- Thủ tục cấp lại giấy phép bằng lái xe bị mất
- Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy theo quy định mới nhất của pháp luật hiện nay?
- Từ 01/6/2017: Đổi bằng lái ô tô buộc phải có giấy khám sức khỏe